Cúc Vạn Thọ: Hành trình từ vườn hoa đến thang thuốc bổ

Xuất bản: UTC +7

Từ lâu, cúc vạn thọ đã gắn bó với đời sống con người, không chỉ tô điểm cho cảnh sắc thiên nhiên mà còn ẩn chứa vô vàn giá trị về mặt y học và văn hóa. Hãy cùng khám phá hành trình tìm hiểu về đặc điểm, cùng dụng cúc vạn thọ, một loài hoa bình dị nhưng ẩn chứa sức mạnh phi thường.

1. Giới thiệu về cây cúc vạn thọ

Cúc vạn thọ có tên khoa học Tagetes erecta L., một lại cây thuộc họ Cúc (Asteraceae). Đây là cây thân thảo mọc đứng, cao khoảng 0,6-1m, phân nhánh thành bụi có cành nằm trải ra. Lá cây xẻ sâu hình lông chim, các thuỳ hẹp, dài, nhọn, khía răng cưa. Toàn thân có mùi hơi hắc.

Đầu hoa tỏa tròn, rộng trung binh 3 – 4cm. Lá bắc của bao chung hàn liền với nhau. Hoa có màu vàng hay vàng cam, mào lông gồm 6-7 vẩy rời nhau hoặc hàn liền nhau. Hoa ở phía ngoài hình lưỡi nhỏ xoè ra, hoa ở phía trong hình ống và nhỏ. Quả bế có 1 đến 2 vẩy ngắn.

Cúc vạn thọ
Cúc vạn thọ

2. Phân bố, sinh thái

Đây là loài cây có nguồn gốc từng vùng nhiệt đới châu Mỹ, khu vực kéo dài từ tây nam Hoa Kỳ qua Mexico và về phía nam tới khắp Nam Mỹ.

Cúc vạn thọ là một cây thuốc nam thường được trồng làm cảnh. Người ta trồng bằng ngọn hay mầm nách, đôi khi gieo hạt. Có thể trồng vào nhiều đợt, trồng tháng 5 âm lịch thì tháng 7 có hoa. Cây cùng có thể mọc hoang dại ở chân núi đá, ở trảng cỏ ven rừng, lên đến độ cao 1600m.

Ở Việt Na, cúc vạn thọ mọc hoang dại ở các tỉnh như Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, … Cây còn sống ở các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, …

Thu hái – sơ chế

Hoa được thu hái mùa xuân và hè, sau khi hái về sẽ đem phơi khô ngoài nắng. Lá thường được dùng tươi và thu hái quanh năm.

Bộ phận sử dụng

Hoa, lá và rễ cây cúc vạn thọ được dùng làm thuốc.

3. Thành phần hóa học

Toàn cây có chứa 0,01% tinh dầu (0,06% đối với mẫu khô) có mùi thơm. Tinh dầu có chứa các hoạt chất bao gồm d-limonen, ocimen, l-linalyl acetat, l-linalool, tagetone và nonanal. Hoa chứa chất màu là quercetagetin, từ các cánh hoa khô, người ta đã chiết được quercetagitrin và một glucosid của quercetagetin.

Ngày nay, cúc vạn thọ sử dụng để trích xuất lutein – một chất chống oxy hóa. Lutein có công dụng cải thiện thị giác, chữa trị các vấn đề về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, bệnh sợ ánh sáng…

Cúc vạn thọ
Cúc vạn thọ

4. Tác dụng của Cúc vạn thọ

Tác dụng dược lý

  • Chống oxy hóa

Cúc vạn thọ, với chiết xuất giàu dưỡng chất, có khả năng hỗ trợ chống oxy hóa hiệu quả. Nhờ hàm lượng flavonoid, polyphenol và carotenoid dồi dào, cúc vạn thọ mang đến khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ làn da khỏi những tác động khắc nghiệt từ tia UV, ô nhiễm và lão hóa, mang đến vẻ ngoài tươi trẻ, rạng ngời.

  • Chống ung thư

Cúc vạn thọ, với đặc tính chống viêm mạnh mẽ, đang được chú ý bởi tiềm năng hỗ trợ trong cuộc chiến chống lại ung thư. Nghiên cứu trên động vật đã chứng minh khả năng của cúc vạn thọ trong việc ức chế sự phát triển khối u, đồng thời kích hoạt hệ thống miễn dịch, tăng cường sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh.

Đặc biệt, một nghiên cứu năm 2018 đã cho thấy cúc vạn thọ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa, điều trị và chăm sóc giảm nhẹ ung thư. Nghiên cứu cũng chỉ ra tác dụng chống ung thư và chống di căn của cúc vạn thọ trên mô hình động vật, mở ra hướng đi mới trong phát triển các liệu pháp điều trị ung thư trong tương lai.

Cúc vạn thọ còn được chứng minh là hiệu quả hơn các loại thuốc bôi thông thường trong việc giảm và ngăn ngừa viêm da do bức xạ – một tác dụng phụ phổ biến trong điều trị ung thư vú.

Những nghiên cứu này là những dấu hiệu tích cực cho thấy cúc vạn thọ có thể là một “vũ khí” tự nhiên tiềm năng trong cuộc chiến chống ung thư. Tuy nhiên, cần thêm nhiều nghiên cứu sâu hơn để xác định chính xác vai trò của cúc vạn thọ trong điều trị ung thư ở người.

  • Chống viêm

Cúc vạn thọ có chứa flavonoid, sở hữu khả năng chống viêm đáng kinh ngạc. Chất chống oxy hóa tự nhiên này hoạt động như những “chiến binh” bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của gốc tự do và các tác nhân gây viêm.

Thêm vào đó, cúc vạn thọ chứa hàm lượng axit linoleic có tác dụng chống viêm cao, góp phần tăng cường khả năng kháng viêm hiệu quả. Nhờ những ưu điểm này, cúc vạn thọ được xem là “vị cứu tinh” cho nhiều vấn đề viêm nhiễm, từ hăm tã, viêm da, nhiễm trùng tai, loét, viêm họng và nhiều tình trạng khác. Thậm chí, thuốc nhỏ tai có chứa cúc vạn thọ còn được sử dụng phổ biến để điều trị nhiễm trùng tai ở trẻ em.

Cúc vạn thọ, với khả năng chống viêm tự nhiên, hứa hẹn mang đến giải pháp an toàn và hiệu quả cho nhiều vấn đề sức khỏe.

  • Kháng khuẩn

Dịch chiết từ lá và thân cây cúc vạn thọ thể hiện hoạt tính kháng khuẩn mạnh mẽ đối với 19 chủng vi khuẩn, bao gồm 4 chủng Gram dương (S.aureus, Bacillus mycoides, B.pumilus, B.subtilis) và 15 chủng Gram âm (Salmonella paratyphi A, B và C, các chủng S.typhi H, S.enteritides, S.flexneri, S.typhimurium, Shigella sonnei, S.schimizii, S.shigae, các chủng Vibrio cholerae và Xanthomonas campestris).

Ngoài ra, nhũ tương dầu Cúc vạn thọ với nồng độ 0,2% đã được chứng minh là có hiệu quả diệt nấm đáng kể đối với một số mầm bệnh trên cây có múi, bao gồm Digitatum penicillium, Diplodia natalensis, penicillum Italicum và Alternaria tenuis.

  • Hỗ trợ sức khỏe mắt

Các hợp chất chống oxy hóa có trong cúc vạn thọ, đặc biệt là lutein rất tốt trong việc cải thiện thị lực. Ngoài ra, trong cúc vạn thọ còn có chứa hoạt chất Beta – carotene, đây là tiền chất của vitamin A,giúp hỗ trợ trong việc ngăn ngừa đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.

  • Bảo vệ gan

Trong một nghiên cứu cho thấy hoa Cúc vạn thọ có khả năng bảo vệ gan. Phần ethyl axetat của hoa Cúc vạn thọ làm giảm đáng kể hoạt động của các enzym đánh dấu huyết thanh tăng cao trong gan, đưa nồng độ bilirubin về gần mức bình thường. Kết quả sinh thiết gan cho thấy có sự phục hồi đáng kể. Hoạt tính bảo vệ gan này được cho là do các hợp chất thực vật như flavonoid, terpenoid và steroid có trong hoa Cúc vạn thọ.

  • Chữa lành vết thương

Cúc vạn thọ thể hiện khả năng chữa lành vết thương hiệu quả. Trong các mô hình thử nghiệm trên động vật với vết thương do cắt bỏ và bỏng, kết quả cho thấy thời gian biểu mô hóa và co vết thương rút ngắn đáng kể.

Các nghiên cứu cho thấy chiết xuất cồn hydro của Cúc vạn thọ có tác động tích cực đến các giai đoạn khác nhau trong quá trình lành vết thương, bao gồm việc thúc đẩy tổng hợp Collagen và co vết thương, giúp vết thương lành nhanh hơn.

  • Các tác dụng khác

Chống đái tháo đường: Chiết xuất cồn hydro của Cúc vạn thọ thể hiện hoạt tính chống tiểu đường. Nghiên cứu cho thấy chiết xuất này làm giảm nồng độ glucose trong máu, nhưng tác dụng hạ đường huyết chỉ được ghi nhận sau 120 phút.

Chống tăng lipid máu: Chiết xuất Cúc vạn thọ đã được chứng minh là có khả năng làm giảm đáng kể các thông số tăng mỡ máu ở chuột trong các nghiên cứu khoa học.

Chống động kinh: Cúc vạn thọ có thể có tác dụng kích thích thần kinh trung ương, có thể do sự hiện diện của indole – một trong những thành phần thực vật chính. Do tính chất kích thích thần kinh trung ương và chống trầm cảm, chiết xuất Cúc vạn thọ có thể làm giảm ngưỡng động kinh.

Theo y học cổ truyền

Tính vị: Vị đắng, mùi thơm, tính mát.

Quy kinh: Quy vào kinh Phế và Tâm.

Công năng: Trị ho, long đờm và tiêu viêm. Lá cúc có tác dụng giải nhiệt và làm mát phổi, gan. Toàn cây có tác dụng trị ho và thông khí. Hoa giáng hỏa, thanh tâm và tiêu đờm.

Chủ trị: Viêm kết mạc, viêm phế quản, ho gà, đau nhức răng, viêm miệng, viêm vú, viêm hầu, viêm tuyến mang tai, viêm mủ da.

5. Cách dùng Cúc vạn thọ chữa bệnh

Cúc vạn thọ thường được dùng để trị bệnh đường hô hấp, đau mắt (viêm kết mạc), ho gà, viêm phế quản. Ngoài ra, dược liệu này còn giúp trị viêm miệng, viêm hầy, đau răng. Dùng ngoài  để chữa viêm tuyến mang tai, viêm tuyến vú, viêm mủ ngoài da.

Ở Vân Nam (Trung Quốc), cây và hoa dùng để điều trị ung nhọt ngoài da, ho gà, cảm lạnh, viêm khí quản, viêm tuyến nước bọt, viêm tuyến sữa, đau răng, viêm khoang miệng, viêm kết mạc,…

Ở Campuchia, người dân dùng lá non làm rau ăn sống hay nấu canh. Người dân Ấn Độ dùng dược liệu cúc vạn thọ để lọc máu, trị mụn nhọt độc, đau nhức mắt, bệnh trĩ, đau tai.

Liều thường dùng 10-15g, dạng thuốc sắc. Khi dùng ngoài, nghiền hoa với ít giấm để đắp, nghiền rễ tươi và lá để chữa viêm mủ da.

Cúc vạn thọ
Cúc vạn thọ

6. Một số công thức thuốc có Cúc vạn thọ

  • Trị Ho gà

Cách dùng: 15 hoa cúc vạn thọ, sắc nước, thêm đường cát để uống

  • Trị đau răng, đau mắt

Cách dùng: dùng 15 hoa cúc vạn thọ sắc nước uống

  • Viêm tuyến mang tai, viêm tuyến vú

Cách dùng: Cúc vạn thọ, Thất diệp nhất chi khoa, Kim ngân hoa. Lượng các vị bằng nhau, nghiền ra và thêm giấm, đắp chỗ đau.

  • Chữa kiết lỵ

Cách dùng: Dùng 10-15g hoa cúc vạn thọ giã nát, trộn với ít đường và uống.

  • Chữa hen

Cách dùng: Hoa Cúc vạn thọ, rau Cần trôi, Nhân trần, củ Tầm sét, Thài lài tía, rễ Bạch đồng nữ, Tinh tre mỡ. Mỗi vị 10g, thái nhỏ, phơi khô. Sắc uống trong ngày.

Tài liệu tham khảo

  1. Đỗ Huy Bích (2006), Cúc vạn thọ, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tập 1, trang 591-592.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *